Như mọi người đã biết triều đình đã chặn Telegram vì lý do là không tuân thủ các quy định kiểm duyệt cũng như có tới 68% kênh, nhóm xấu độc trong tổng số các kênh, nhóm Telegram tại Việt Nam1. Vụ này thì qua rồi nên không cần bàn sâu nữa.
Mình sẽ vào vấn đề chính luôn là làm sao để có thể truy cập được khi bị chặn. Cách mà mọi người nghĩ đến nhiều nhất là sử dụng VPN. Cách này tất nhiên là sẽ được rồi. Nhưng vấn đề ở đây là bạn sẽ phải bật đi bật lại VPN mỗi khi dùng Telegram. Còn nếu lười thì không tắt mà sẽ để nguyên như vậy. Nó sẽ dẫn tới một vấn đề khác đó là độ trễ sẽ rất lớn, tốc độ mạng không cao và có khả năng bị chuyển vùng đối với một số ứng dụng như YouTube. Ví dụ bạn đang dùng YouTube ở Việt Nam và bật VPN để fake IP sang Nhật, thì khi vào YouTube và dùng được một thời gian thì nội dung đề xuất sẽ bắt đầu xuất hiện những video bằng Tiếng Nhật. Một điều nữa là nếu bạn đang dùng công cụ chặn quảng cáo như AdGuard (mình thì khuyên dùng personalDNSfilter hơn) cho toàn bộ hệ thống thì chắc chắn cần phải dùng đến VPN nếu máy chưa root hoặc jailbreak. Tất nhiên 2 cái VPN sẽ không thể hoạt động đồng thời được.
Option thứ 2 là dùng proxy. Nếu dùng proxy trả phí thì không nói. Mấy cái proxy free trên mạng thì đầy, tìm cái ra nguyên 1 list với số lượng phải tính theo nghìn. Nhưng những cái proxy đó đa phần chỉ dùng để chạy cron job hoặc là service các thứ thôi, chứ để mà dùng bình thường thì nó không an toàn cho lắm. Cụ thể ở đây những cái proxy đấy người ta thường sẽ lấy thông tin truy cập, lưu lượng truy cập của bạn để dùng cho mục đích riêng của họ. Nên là những cái proxy free đấy không phải là ý kiến hay nếu như bạn quan tâm đến bảo mật và riêng tư. Mà những proxy free thì thường là proxy công cộng nên tốc độ sẽ không cao, một phần vì không phải hạ tầng của cái proxy nào cũng ngon và ngoài bạn ra còn bao nhiêu service đang dùng cái proxy đó chạy 24/7 nữa.
Option tiếp theo là dùng giao thức mới của Cloudflare là tunnel (đường hầm), tên quen thuộc hơn là cái app 1.1.1.1. Điều đặc biệt là nó có thể bỏ chặn địa lý được, vì nó không đi qua IPS hoặc nếu có thì cũng là kết nối đã mã hóa nên không thể đọc để chặn được, mà không cần lo về vấn đề chuyển vùng. Nó chỉ mã hóa DNS thôi còn IP vẫn sẽ giữ nguyên trạng khi tới server. Nó vẫn bị cái nhược điểm giống với VPN là không thể chạy cùng lúc 2 cái VPN được. Thêm cái dữ liệu của warp nó khá đặc trưng, đúng hơn là bất thường, nên rất dễ bị chặn bởi trang web. Ví dụ bạn bật lên và thử search trên Google, trước khi kết quả tìm kiếm xuất hiện thì đập ngay vào mắt bạn là cái hộp thoại captcha. Khá là phiền.
Option cuối cùng đối với ae Việt Nam khá là mới đó là sử dụng Tor. Cụ thể ở đây là dùng Orbot để chạy local một cái proxy để kết nối tới mạng Tor. Dữ liệu sẽ được truyền qua mạng Tor rồi tới server. Về độ bảo mật thì chắc phải gọi nó là ghế vì không phải bàn rồi. Đây là link tải Orbot phòng trường hợp tải phải app giả/scam. Cách làm rất đơn giản:
Còn về giao thức Tor thì trước mình có video nói về Tor và nhắc đến nó rồi. Cơ bản là Tor nó không đáng sợ, nó chỉ giấu đi danh tính của bạn bằng cách chuyển lưu lượng truy cập qua nhiều nút trung gian khác nhau còn cái nút “đại diện” cho bạn là một exit node, tức là thay bạn gửi request đó. Nhìn chung thì so với hình thức rửa tiền cũng có nét tương đồng hẹ hẹ hẹ. Khi dùng nó để truy cập vào dark web mới là vấn đề, bình thường xài Tor trên clearnet thì cũng chẳng khác gì proxy đâu mà. Về cách hoạt động có thể xem ảnh dưới hoặc cụ thể hơn vào đây nha.